Những lưu ý và các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn tủ rack
Những lưu ý và các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn tủ rack
Ngày đăng 9th Jul 2015 @ 4:14 PM
Những lưu ý và các vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn tủ rack
Nhắc tới hệ thống mạng, chúng ta ngay lập tức nghĩ đến hệ thống cáp và các thiết bị mạng như router, switch, server, storage. Tuy nhiên chúng ta thường quên đi một thành phần khác cũng quan trọng không kém – đó là nơi lắp đặt và tổ chức các thiết bị hạ tầng vật lý: tủ rack (Cabinet). Do vậy, khi lựa chọn tủ rack, người dùng thường bỏ sót các các thông tin cần thiết thường được cung cấp trong bảng thông số kỹ thuật nhà sản xuất đưa ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của cả hệ thống mạng. Bên dưới là những vấn đề người dùng cần phải lưu ý khi lựa chọn tủ rack phù hợp nhất với nhu cầu thực tế của hệ thống mạng:
- Tủ rack được đặt trong môi trường như thế nào? (cụ thể đặt ngoài trời hay trong nhà?)
Khi đặt trong nhà, nếu tủ được đặt trong phòng riêng, có hệ thống làm mát và môi trường sạch sẽ, không bụi bẩn thì nên chọn loại có cửa lưới, còn ngược lại thì chọn loại cửa mica.
Tủ rack cửa lưới và cửa mica
- Màu sắc như thế nào ?
Thông thường tủ rack được sơn màu đen, xám, bạc. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất có thể điều chỉnh màu sắc theo yêu cầu của khách hàng.
- Thiết bị nào sẽ được lắp vào tủ và độ sâu của thiết bị như thế nào ?
Phần lớn các thiết bị được lắp vào tủ rack có độ sâu khoảng 11 inches, tuy nhiên một số thiết bị lại có độ sâu gần như gấp đôi. Mặc dù đa số tủ rack đều có khả năng điều chỉnh độ sâu của thanh treo thiết bị nhưng việc biết được chính xác độ sâu của các thiết bị sử dụng sẽ giúp khách hàng chọn được loại tủ có kích thước tối ưu nhất phù hợp với cả các thiết bị bên trong lẫn không gian bên ngoài.
- Tổng số U bạn cần là bao nhiêu ? (1U = 1.75 inches)
U là đơn vị tính toán không gian bên trong tủ rack theo tiêu chuẩn EIA. Hệ thống lỗ trên các thanh treo trong tủ được chia làm các cụm, mỗi cụm bao gồm 3 lỗ vuông cạnh 0.5 inch (12.70 mm). Mỗi hệ thống 3 lỗ vuông này được thiết kế song song tạo thành một phần không gian bên trong tủ với chiều cao 1U tương đương 1,75 inch (44,45 mm). Các thiết bị gắn trên tủ rack thường được thiết kế dựa trên số U này. Ví dụ như máy chủ 2U, 4U, 6U, hay switch, router 1U, 2U,…
Bạn cần biết được chính xác số lượng thiết bị sẽ sử dụng cùng khả năng mở rộng trong tương lai để biết được nên lựa chọn loại tủ có số U là bao nhiêu.
Server HP 2U
- Tủ mạng cần trang bị các phụ kiện đặc biệt ?
Phụ thuộc vào thiết bị được lắp đặt và tủ mạng, có thể bạn cần phải mua thêm phụ kiện như: thanh hỗ trợ lắp thiết bị (rail kit), thanh quản lý cáp, khay trượt, khay cố định... Ngoài ra việc trang bị thêm các dụng cụ hỗ trợ tháo lắp chuyên dụng sẽ giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- Điện sẽ được cung cấp như thế nào?
Thiết bị lắp đặt vào tủ rack cần nguồn điện để hoạt động và cần được bảo vệ khi bị có các sự cố về điện. Phải đảm bảo lựa tủ rack có không gian lắp các thanh nguồn, UPS, dây nối đất để các thiết bị hoạt động một cách an toàn và tăng hiệu quả sử dụng điện năng.
Một loại UPS có khả năng bắt vào tủ rack
- Làm sao để quản lý cáp và nhiệt độ trong tủ ?
Các thiết bị giải nhiệt như quạt, máy lạnh, tấm thông hơi và bộ trao đổi nhiệt cần phải được sử dụng để đảm bảo các thiết bị hoạt động tối ưu.
Ngoài ra, thang cáp, máng cáp, thanh quản lý cáp và dây buộc cáp cần được trang bị để giữ cho hệ thống cáp đi vào tủ được gọn gàng và có tổ chức.
Lựa chọn tủ được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của bạn
Hầu hết các nhà sản xuất sẽ cung cấp cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn để họ có thể lựa chọn được Tủ đặt máy chủ đáp ứng được các yêu cầu cụ thể tại môi trường lắp đặt tủ. Dưới đây là một số bộ phận trên tủ bạn cần lưu ý khi lựa chọn:
Kệ tủ:
Các nhà cung cấp một số lựa chọn kệ tủ rack bao gồm kệ cố định hoặc có thể điều chỉnh với khung 4 điểm, các kệ tủ có bảng điều khiển trượt có khung 2 điểm có các lỗ thoáng và khả năng chịu nặng hoặc các kệ tủ chân quỳ, và các kệ trung gian. Hãy lựa chọn kệ tủ có chiều sâu là 6 inches nhỏ hơn tổng chiều sâu của tủ - ví dụ, nếu bạn chọn tủ có chiều sâu 30 inches thì kệ tủ nên có chiều sâu là 24 inches.
Các tấm Panel đặt phía trên hay bên cạnh:
Các tấm Panel trên nóc tủ bảo vệ các thiết bị khỏi các vật liệu bên ngoài. Tùy chọn bao gồm các khe đục lỗ để thông gió, các khe dẫn dây cho việc quản lý cáp bổ sung và lắp đặt quạt thông gió. Các tấm Panel bên cạnh dùng để bảo vệ và thường có sẵn một lựa chọn như: bảng cố định, bảng di chuyển, bảng với lỗ thông gió (louvered).
Các khay trượt:
Hầu hết các tủ đều có kèm theo 2 bộ khay trượt. Tuy nhiên, các bộ khay trượt thêm vào có thể cần thiết để thích hợp với các chiều sâu khác nhau và giúp việc lắp ráp và vận chuyển tủ dễ dàng hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều cho phép bạn lựa chọn từ các khay trượt đa năng (square holes fitted with cage nuts). Các khay trượt đa năng sẽ hỗ trợ 19 inches chiều rộng lắp đặt các thiết bị mạng và toàn bộ thiết bị máy chủ. Tiêu chuẩn khay trượt của EIA đảm bảo 19 inches chiều rộng để lắp đặt các thiết bị mạng và một số thiết bị trong tủ đặt máy chủ của nhà sản xuất. Các khay trượt thường có lỗ hình vuông đạt tiêu chuẩn ANSI/EIA-310-D (1992). Hầu hết các nhà sản xuất phụ kiện đều lưu ý rằng các khay trượt sẽ có lỗ hình vuông để lắp đai ốc, toàn bộ các mẫu tủ hiện này đều sử dụng khay trượt với lỗ vuông.
Chân tủ:
Các lựa chọn chân tủ có sẵn bao gồm loại chân tủ có thể chống xuống dưới để ổn định tủ trong trường hợp tủ được lắp ráp quá nặng, các bánh xe được gắn vào đáy Tủ đặt máy chủ để hỗ trợ việc di chuyển tủ; hầu hết các loại tủ đựng máy chủ cần được lắp bánh xe để đảm bảo rằng tủ có thể di chuyển được dễ dàng.